KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Ngành chế biến món ăn hiện nay là một ngành luôn “hot” nó thông dụng và phổ biến ở mọi hình thái xã hội. Tại sao luôn hot? Vì nó là nhu cầu thực tế và cơ bản của con người. Từ hệ thống nhà hàng, khách sạn, tiệc tùng lớn nhỏ…..đều cần những người đầu bếp, hoặc những “tay nấu ăn ngon”. Thực tế cho thấy, ngành kỹ thuật chế biến món ăn có khả năng trở thành những ông chủ, bà chủ cao vì bạn chỉ cần mở được một quán ăn nhỏ thôi là bạn đã làm chủ cuộc sống rồi, vì vậy nhu cầu xã hội luôn thiếu nguồn nhân lực cho ngành này.

  1. Thời gian đào tạo: 1,5 – 3 năm
  2. Đối tượng:

+ Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương sau khi học xong sẽ được cấp 1 bằng Trung cấp nghề Kỹ thuật chế biến món ăn.

+ Tốt nghiệp Trung học cơ sở được cấp 2 bằng: 1 Bằng tốt nghiệp phổ thông chính quy và 1 Bằng Trung cấp nghề Kỹ thuật chế biến món ăn. (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo);

Sau khi tốt nghiệp được học liên thông lên cấp học cao hơn và được cấp 1 bằng tương ứng với trình độ liên thông đó.

  1. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo nhân lực trực tiếp chế biến các loại món ăn, đồ uống, các món bánh và món ăn tráng miệng có năng lực thực hành nghề, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế và có khả năng tự tìm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Người học có trình độ lý luận, phẩm chất chính trị, có đạo đức, tư cách tốt, yêu ngành, yêu nghề.

     4. Kỹ năng nghề:

+ Chế biến được các món ăn, các món bánh – món ăn tráng miệng tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng khác nhau;

+ Chế biến được các  món ăn Việt Nam cơ bản, Âu, Á, các món bánh, món ăn tráng miệng… theo đúng quy trình, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Tính toán, xây dựng được thực đơn các bữa ăn thường, các bữa ăn tiệc và tự chọn…;

+ Giải quyết được các tình huống phát sinh trong thời gian làm việc;

+ Sử dụng tốt phần mềm về quản lý tài sản, hàng hóa, hóa đơn mua hàng;

+ Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;

+ Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn, kèm cặp kỹ năng nghề cho nhân viên có bậc thợ thấp hơn;

+ Tìm việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Trong quá trình học tập học sinh, sinh viên được trải nghiệm thực tế tại một số các địa điểm, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn trong cả nước.

  1. Nội dung chương trình học:

– Số lượng môn học, mô đun: 19.

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 68 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.521 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 584 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.081 giờ

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí: Nhân viên sơ chế; Phụ bếp; Bếp chính; Ca trưởng, Ca phó; Tổ trưởng, Tổ phó các bộ phận (sơ chế, bếp lạnh, bếp nóng, bếp bánh…) Hoặc các vị trí cao hơn tùy theo năng lực tại các Nhà hàng, Khách sạn trong nước và quốc tế, các khu nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp, các trung tâm hội nghị, hội thảo và các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc các thành phần kinh tế (tư nhân, tập thể, liên doanh…).

Đặc biệt sinh viên được nhà trường tuyển chọn và giới thiệu vào các khu du lịch, nghỉ dưỡng thiên về dịch vụ của nhà trường vừa học vừa thực hành vừa nâng cao tay nghề: Flamingo, Đải lải, Đà Lạt Tourist, chuỗi nhà hàng bán lẻ đồ ăn nhanh, lẩu, buffet… của công ty chủ quản. 

0969 227 255