Điện dân dụng đây là nghề bao gồm sản xuất, sửa chữa, lắp đặt tất cả các thiết bị liên quan đến điện năng, đồ dùng điện thắp sáng, dây dẫn…đồng thời nó cũng được lắp đặt nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất với quy mô nhỏ và lớn. Ở nước ta, điện dân dụng rất phổ biến và đa dạng, được sử dụng chủ yếu công trình nhà dân, công ty, xí nghiệp, khu vực nông thôn và thành phố…
+ Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương sau khi học xong sẽ được cấp 1 bằng Trung cấp nghề Điện dân dụng.
+ Tốt nghiệp Trung học cơ sở được cấp 2 bằng: 1 Bằng tốt nghiệp phổ thông chính quy và 1 Bằng Trung cấp nghề Điện dân dụng. (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo);
+ Lắp đặt được hệ thống điện cho căn hộ đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các thiết bị điện dân dụng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra điện và phát hiện kịp thời các sự cố về điện;
+ Đọc được bản vẽ sơ đồ thiết kế điện dân dụng đơn giản;
+ Tự học tập nâng cao trình độ theo đúng chuyên ngành;
+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.
– Số lượng môn học, mô đun: 29
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 72 Tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1770 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 631 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1227 giờ
– Trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng;
– Làm việc trong các công ty xây lắp điện.